Một số giải pháp xử lí bùn đỏ

  1. Vài nét về bùn đỏ.

-Bùn đỏ là tên gọi một sản phẩm chất thải của công nghệ bayer, phương pháp chủ yếu áp dụng trong quá trình tinh luyện bauxite để sản xuất nhôm. Quy trình có sử dụng xút NaOH nên bùn đỏ là loại chất thải công nghiệp độc hại, gây nhiều tác động xấu đến sức khỏe con người. Nó bao gồm một hỗn hợp các tạp chất rắn, kim loại và hàm lượng cao NaOH do đó bùn đỏ có pH cao, lên tới 11,8. Màu đỏ là do hiện nay sắt bị oxy hóa, chiếm đến 60% khối lượng bùn đỏ. Vì tính nguy hại của nó nên bùn đỏ cần phải được xử lí hoặc chôn lấp theo quy định của chất thải nguy hại.

-Ngoài ra t cũng thấy, khi tuyển rửa quặng bauxit nguyên khai (tuyển rửa bằng nước) thành quặng tinh. Sản phẩm thải ra có khối lượng tương đương hay bằng quặng tinh, chủ yếu là đất trộn lẫn các quặng bauxit có đường kính nhỏ hơn 1mm. Loại bùn này cũng có màu đỏ, nhưng không phải bùn đỏ, không phải chất thải công nghiệp hay chất thải độc hại. Chúng được bơm vào các hồ rồi để lắng và xả nước trong ra môi trường.

Bùn đỏ của nhà máy bauxite Lâm Đồng

– Đối với bùn đỏ thì không dễ dàng để xử lí. Trong hầu hết các quốc gia bùn đỏ được tạo ra, nó được bơm vào ao bùn đỏ. Bùn đỏ là một vấn đề vì nó chiếm diện tích và khu vực đất này không thể sử dụng cho xây dựng hay làm trang trại nuôi trồng khi ngay trên đó, ngoài ra nó còn ẩn chứa hiểm họa rất lớn khi bị vỡ ao bùn. Ở nhiều nước việc bị vỡ, tràn hồ bùn đỏ đã để lại hậu quả lớn về môi trường, thiệt hại về người và tài sản. Bùn đỏ có pH rất cao, nên sau 15 phút sẽ bị bỏng da nếu  tiếp xúc mà không được tắm rửa lại.

    

Tai họa bùn đỏ ở Hungary

– Ở nhà máy Bauxite Bảo Lộc bùn đỏ được bơm vào các hồ lớn, các hồ có kết cấu đặc biệt để không ngấm xuống đất, dưới hồ có hệ thống thu hồi sút quay trở về nhà máy, (sẽ giảm thiểu chi phí cho nhà máy, giảm thiểu ô nhiễm môi trường) , dễ bốc hơi, khi khô lại người ta đem chôn. Bùn đỏ có 3 loại : dạng lỏng ( độ rắn <30%) ,dạng cô đặc ( độ rắn 30-45 %) và dạng khô ép thành bánh cứng ( độ rắn lên đến 65 %) . Việt Nam và trên thế giới hầu hết sử dụng công nghệ này, sau khi chảy ra ngoài chỉ 10 ngày là khô cứng, có thể đi lên được.

2.Một số giải pháp xử lí bùn đỏ.

-Bùn đỏ đang là vấn đề đau đầu của Việt Nam và nhiều nước trên thế giới. Nó cũng không phải là chất thải hoàn toàn bỏ đi, có nhiều nước đã thí nghiệm làm thép thành công, sản xuất gạch không nung. Nhưng do những sản phẩm này chưa đem lại giá trị kinh tế cao nên mới được thử nghiệm. Trong tương lai vì lợi ích môi trường là trọng điểm, cùng với một phần giá trị kinh tế sẽ đem lại thì dự án gạch không nung sẽ được triển khai ở nhà máy bauxit Bảo Lộc.

“ Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM cùng với cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), phối hợp với Viện Công nghệ sinh học Việt Nam, Sở Khoa học & Công nghệ TP.HCM và ĐH Tokyo, đã thống nhất chọn viên lọc được sản xuất từ bùn đỏ để xử lý khí lưu huỳnh (H2S) trong khí biogas – trước khi được đưa vào bếp đốt (thuộc dự án biomass) tại xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi, TP.HCM. Công nghệ này được hình thành từ ý tưởng tận dụng thành phần có ích của bùn đỏ – vốn có khả năng hấp phụ cao, giá thành rẻ, phù hợp với điều kiện Việt Nam. Theo TS. Huỳnh Quyền, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu công nghệ lọc hóa dầu (RPTC), ĐH Bách khoa TP.HCM, ngoài lưu huỳnh, trong biogas còn có CO2 và nước, song lưu huỳnh là chất khó xử lý và gây hại cho thiết bị đốt. Nhờ đặc tính nhiều sắt và nhôm của bùn đỏ, bùn đỏ dễ tạo thành viên để lọc lưu huỳnh trong khí biogas trước khi đốt. Sau thời gian lọc khoảng 6 tháng, lưu huỳnh sẽ được tách ra để tái sử dụng. So với việc xử lý lưu huỳnh bằng mạt sắt trước đây, bùn đỏ xử lý được lưu huỳnh hiệu quả tốt hơn, chi phí thấp hơn. Trước đó, Công ty TNHH Sản xuất – Xuất nhập khẩu lương thực Bình Dương (Bidofood) cũng đã sử dụng viên lọc này để lọc khí lưu huỳnh trong quá trình sấy bột và chạy máy phát điện. Theo TS Quyền, ngoài việc áp dụng hút lưu huỳnh trong biogas, bùn đỏ còn có thể xử lý lưu huỳnh trong các môi trường và công việc khác.”

 Nguồn sưu tầm : https://baomoi.com/xu-ly-luu-huynh-trong-bioga-bang-bun-do.

  1. Nhận xét

-Qua chuyến tham quan nhà máy Bauxit Bảo Lộc, ta có thể thấy rõ được phần nào tác hại do khai thác khoáng sản cũng như bùn đỏ đem lại. Việc xử lí bùn đỏ đã được rất nhiều trường, và chuyên gia quan tâm chọn làm đề tài nghiên cứu.

-Không khí, nguồn nước thải, chất thải tuy được kiểm soát nhưng vẫn tiềm ẩn mối nguy hại cho môi trường sau này. Không khí xung quanh có hàm lượng bụi cao do quá trình sản xuất của nhà máy, quá trình vận chuyển quặng tinh, và còn có mùi hôi khá nặng từ nhà máy và hồ chứa bùn. Đối với những hộ dân sống gần nhà máy sản xuất, chất lượng không khí, nguồn nước, tiếng ồn khó lòng đảm bảo được, đặc biệt chỉ cách hồ chứa bùn đỏ khoảng 50m nên có biện pháp di dời.

Những ý tưởng… từ tình yêu môi trường

PHƯƠNG PHÁP KHỬ TRÙNG TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI

CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA VỀ QUẢN LÝ TỔNG HỢP CHẤT THẢI RẮN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *