Xi mạ là phủ một lớp bảo vệ lên các sảm phẩm được làm từ kim loại như atimon, sắt, nhôm,gang, thép,…Nước thải xi mạ, hay nước thải ngành gia công kim loại chứa rất nhiều hóa chất độc hại có thể phá hoại môi trường nghiêm trọng. Bởi vậy, đầu tư vào hệ thống cũng như thiết bị phục vụ xử lý nước thải xi mạ trong đó có máy ép bùn giá rẻ cần được chú trọng đầu tư, quan tâm.
Nước thải ngành xi mạ chứa nhiều kim loại nặng và chất độc hại
Nước thải xi mạ có từ đâu?
Nước thải xi mạ phát sinh từ quá trình gia công kim loại của các nhà máy, xí nghiệp sản xuất các sản phẩm, nguyên liệu kim loại. Nước thải xi mạ được chia ra làm 2 nguồn bao gồm nước thải từ quá trình mạ và quá trình làm sạch bề mặt chi tiết.
- Nước thải từ quá trình mạ
Trong quá trình mạ kim loại, dung dịch trong bể mạ có thể bị rò rỉ, rơi ra ngoài, hoặc cũng có thể bám theo các chi tiết mạ ra ngoài. Lượng nước thải từ quá trình mạ rò rỉ ra ngoài không nhiều nhưng có chứa nhiều chất độc hại với nồng độ ô nhiễm cao như (Cr6+, Ni2+, CN–)
- Nước thải từ quá trình làm sạch bề mặt chi tiết
Nước thải từ quá trình làm sạch khá nhiều, nhưng nồng độ các chất ô nhiễm không lớn, chủ yếu là kiềm, axit, và dung dịch.
Thành phần và tình chất của nước thải xi mạ
Nước thải xi mạ đa dạng thành phần về nồng độ, có độ pH biến đổi từ 2 hoặc 3 đến 10 hoặc 11.
Nước thải xi mạ thường chứa hàm lượng cao các muối vô cơ và kim loại nặng. Những kim loại đó thay đổi tùy thuộc vào lớp mạ, có thể là Cu, Zn, Cr, NI,…Cũng tùy thuộc vào loại muối kim loại mà nước thải có các độc tố khác nhau, có thể là cyanua, sunfat, amoni,…
Dưới đây là bảng tổng hợp thành phần và tính chất của nước thải xi mạ
Stt | Chỉ Tiêu | Đơn Vị | Giá Trị | QCVN 24:2009, cột B |
1 | pH | – | 4,5 | 5,5 – 9 |
2 | BOD | mg/l | 200 |
50 |
3 | COD | mg/l | 350 | 100 |
4 | SS | mg/l | 300 | 100 |
5 | Cr6+ | mg/l | 31,4 | 0,1 |
6 | Cr3+ | mg/l | 8,2 | 1 |
7 | Cl- | mg/l | 58 | 600 |
Xử lý nước thải xi mạ như thế nào?
Nước thải xi mạ thường được áp dụng các phương pháp như cơ học, hóa học và hóa lý để xử lý. Quy trình xử lý nước thải xi mạ được thực hiện theo các bước sau:
Quy trình xử lý nước thải ngành xi mạ
Bước 1: Nước thải xi mạ được thách ra thành dòng riêng biệt theo tính chất của người thải
Bước 2:
– Nước thải có chứa kim loại crom được dẫn qua song chắn rác để loại bỏ các tạp chất thô, sau đó được dẫn tiếp qua bể lắng để lắng các hạt cát, đất có kích thước hơn 2mm. Tiếp đến, nước thải sẽ được đưa về bể điều hòa để ổn định lưu lượng và nồng độ chất thải. Tiếp nữa nước thải sẽ được đưa về bể oxi hóa-khử để khử kim loại Cr6+ xuống thành Cr3+ ít độc hại hơn trước khi đưa về bể keo tụ để tạo kết tủa crom.
– Nước thải kim loại niken cũng sẽ được thực hiện các bước tương tư nước thải kim loại crom, sau đó, nước thải được đưa về bể keo tụ tạo bông để cặn kết tủa niken
– Nước thải có chưa cyanua sẽ trải qua các bước rồi đưa về bể oxi hóa-khử để oxy hóa cyanua trong nước thải. Thường dùng các chất oxy hóa như: Clo, NaOCl, CaOCl2, thuốc tím KmnO4. H2O2 hoặc FeSO4. 7H2O để biến CN– thành một hợp chất canh berlin hay xanh pruxo không tan và không độc.
– Nước thải chứa kim loại kẽm sau khi thực hiện các bước tương tự sẽ đứa đưa về bể keo tụ để tạo kết tủa kẽm.
Bước 3: Nước thải xi mạ sau khi được đưa ra khỏi bể keo tụ bông sẽ được đưa về bể lắng để lắng bông cặn kết tủa. Phần bùn lắng lúc này sẽ ở dạng lỏng sẽ được ép tách nước bằng máy lọc ép bùn khung bản .
Phần nước trong sau lắng theo máng thu nước chảy về bể trung hòa để điều chỉnh lại độ pH của nước thải trước khi xả thải ra ngoài nguồn tiếp nhận. Nước thải đầu ra sau xử lý đạt quy chuẩn xả thải cho phép theo QCVN 40:2011/BTNMT.
Nước thải xi mạ chứa nhiều kim loại nặng cũng như hóa chất độc hại với môi trường và con người nếu xả thẳng trực tiếp ra môi trường bên ngoài. Bởi vậy đẻ đảm bảo sự an toàn, các nhà máy, xí nghiệp hoạt động trong lĩnh vực gia công kim loại nên tuân thủ nghiêm ngặt những quy định, tiêu chuẩn trong xử lý nước thải ngành xi mạ.
Xem thêm: Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy ép bùn trục vít