Phương pháp xử lý nước thải dệt nhuộm bằng máy ép bùn khung bản

   I. Đặc điểm nước thải dệt nhuộm 

Contents

Nước thải công nghiệp dệt nhuộm bị ô nhiễm do chủ yếu các loại thuốc, hóa chất được dùng trong các công đoạn của quá trình sản xuất. Lượng hóa chất sử dụng tùy thuộc vào đặc điểm, tính chất của sản phẩm và công đoạn của dệt nhuộm.

Quá trình xử lý sơ bộ sinh ra một số vấn đề liên quan đến môi trường do các loại hoá chất sử dụng trong các công đoạn được thể hiện ở bảng 1 dưới đây:

Bảng 1. Các vấn đề gây ô nhiễm và đặc tính nước thải dệt nhuộm 

           Công đoạn                                Hóa chất sử dụng             Chất ô nhiễm cần quan tâm
              Giũ hồ              Nước dùng để tách chất hồ sợi khỏi vải                          BOD, COD
            Hồ in, chất khử bọt có trong vải                          Dầu khoáng
            Nấu tẩy             Nước dùng để nấu Lượng nước thải lớn BOD, COD có tính kiềm
           Chất hoạt động bề mặt                       BOD, COD
 

           Tác nhân tẩy trắng Hypoclorit

      AOX (Halogen hữu cơ dễ bị hấp phụ)
               Nhuộm           Nước dùng để nhuộm, giặt        Độ màu BOD, COD Nhiệt độ cao
         Thuốc nhuộm hoạt tính, hoàn nguyên và                       sunfua, kiềm bóng, nấu, tẩy trắng                      pH kiềm tính
         Thuốc nhuộm Bazo, phân tán, Axit, hoàn tất                     pH có tính Axit
         Thuốc nhuộm, chất mang, tẩy trắng bằng Clo,             chất bảo quản, chất chống mối mọt, Clo hóa len      AOX (Halogen hữu cơ dễ bị hấp phụ)
          Thuốc nhuộm Sunfua                    Sunfua
          Nhuộm hoạt tính                   Muối trung tính
        Các thuốc nhuộm phức chất kinh loại và pigment                  Kim loại nặng
        Các chất giặt, tẩy dầu mỡ, chất mang, tẩy trắng          bằng Clo                 Hydrocacbon chứa halogen
               In hoa               Các thuốc nhuộm hoạt tính và Sunfua                          Độ màu
             Hoàn tất             Dòng thải ra từ công đoạn in hoa                 BOD, COD, TSS, pH nhiệt độ
           Dòng thải từ các công đoạn xử lý nhằm tạo ra             các  tính  năng  mong  muốn  cho  thành phẩm BOD, COD, TSS

 

     Từ bảng trên ta thấy được rằng với mỗi công đoạn khác nhau trong quá trình dệt nhuộm sẽ sinh ra các chất ô nhiễm khác nhau. Nước thải ngành dệt nhuộm là một trong những loại nước thải ô nhiễm nặng với hàm lượng các chất hữu cơ cao, khó phân hủy, pH dao động từ 9- 12 do thành phần các chất tẩy và có độ màu tương đối cao. Ở cùng một tiêu chuẩn sử dụng nước thì nước thải dệt nhuộm có nồng độ chất ô nhiễm cao hơn nhiều so với nước thải sinh hoạt.

     Trong nước thải dệt nhuộm, ngoài những chất bẩn thông thường như ở nước thải sinh hoạt thì còn chứa nhiều hóa chất độc hại được sử dụng để sản xuất tạo màu: như là phẩm nhuộm, chất hoạt động bề mặt, chất điện ly, chất ngậm, chất tạo môi trường, tinh bột, men, chất ôxy hoá….Các chất này thường có chứa các ion kim loại hòa tan, hay kim loại nặng rất khó phân hủy trong môi trường, có thể gây ô nhiễm môi trường trầm trọng trong thời gian dài. Nếu chưa được xử lý và xử lý chưa đạt QCVN mà thải ra ngoài thì các hóa chất này có thể giết chết vi sinh vật xung quanh, làm chết cá và các loại động vật sống dưới nước, các chất độc này còn có thể thấm vào đất, tồn tại lâu dài và ảnh hưởng tới nguồn nước ngầm và bên cạnh đó còn ảnh hưởng đến đời sống của con người. Nước thải dệt nhuộm thường có độ màu rất lớn và thay đổi thường xuyên tùy loại thuốc nhuộm, và có nhiệt độ cao nên cần phải được xử lý triệt để trước khi thải ra, tránh gây ô nhiễm môi trường.

    II. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM BẰNG MÁY ÉP BÙN KHUNG BẢN

          1.  Phương pháp cơ học 

   Xử lý cơ học nhằm mục đích loại bỏ các tạp chất không hòa tan chứa trong nước thải và được thực hiện ở các công trình xử lý: song chắn rác, bể lắng cát, bể lắng, bể lọc các loại. Quá trình xử lý cơ học hay còn gọi là quá trình tiền xử lý thường được áp dụng ở giai đoạn đầu của quy trình xử lý nươc thải.

  Tuỳ thuộc vào tính chất hoá lý, nồng độ hạt lơ lửng, kích thước hạt lơ lửng, lưu lượng và tiêu chuẩn xả thải của nước thải mà ta lựa chọn các công trình xử lý cơ học khác nhau: lọc qua song chắn rác hoặc lưới chắn rác, lắng dưới tác dụng của lực li tâm, trọng trường và lọc.

  Phương pháp  xử lý cơ học có thể loại bỏ được đến 60% các tạp chất không hoà tan có trong nước thải và giảm BOD đến 30%. Để tăng hiệu suất của các công trình xử lý cơ học có thể dùng biện pháp làm thoáng sơ bộ… Hiệu quả xử lý có thể lên tới 75% chất lơ lửng và 40% ÷ 50% BOD.

  Ưu điểm: đơn giản, chi phí thấp, hiệu quả xử lý chất lơ lửng cao.

Các công trình trong xử lý cơ học được thể hiện ở Bảng 2 dưới đây:

Bảng 2. Các công trình xử lý cơ học 

                                 Công trình                                                     Áp dụng
                            Song chắn rác                         Tách các tạp chất thô ( chủ yếu là rác).
                           Lưới chắn rác                        Tách các chất rắn có kích thước nhỏ hơn.
                              Nghiền rác               Nghiền các chất rắn thô đến kích thước nhỏ hơn, đồng nhất.
                          Bể điều hòa                      Điều hòa lưu lượng và nồng độ (tải trọng BOD, SS).
                            Khuấy trộn              Khuấy trộn hóa chất và chất khí với nước thải, giữ cặn lắng ở

             trạng thái lơ lửng.

                               Lắng                                    Tách các cặn lắng và nén bùn.
                            Tuyển nổi              Tách các hạt cặn nhỏ và các hạt cặn có tỷ trọng xấp xỉ tỷ trọng

             của nước, hoặc sử dụng để nén bùn sinh học.

                           Màng lọc        Tương tự như quá trình lọc. Tách tảo từ nước thải sau hồ ổn định.
                 Vận chuyển khí                                     Bổ sung và tách khí.

                2. MỘT SỐ CÔNG TRÌNH XỬ LÝ TRONG THỰC TẾ

2.1     Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm của Công ty môi trường Bình Minh được thể hiện ở Hình 1 dưới đây:

2.2     Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải của Công ty dệt Nha Trang

Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm của Công ty dệt Nha Trang được thể hiện ở Hình 2 dưới đây:

2.3    Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm của công ty môi trường Ngọc Lân

Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm của Công ty môi trường Ngọc Lân được thể hiện ở Hình 3 dưới đây:

Nhận xét: Cả ba sơ đồ công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm của các công ty ở trên có các đặc điểm chung đó là: đều có các công trình xử lý như bể điều hòa, bể keo tụ tạo bông, bể xử lý sinh học và bể khử trùng. Bùn đều được xử lý theo hướng nén bùn thành bánh bùn khô và xả thải.

      III. HÌNH ẢNH THỰC TẾ MÁY ÉP BÙN THƯƠNG HIỆU WESTERN FILTER TECH TẠI CÔNG TY CP DỆT TRẦN HIỆP THÀNH

 

       

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Quá trình chuẩn bị vận chuyển máy ép bùn khung bản đến nơi lắp đặt

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Máy ép bùn Westen Filter Tech hệ tự động đã có mặt tại CÔNG TY CP DỆT TRẦN HIỆP THÀNH

  • Chúng tôi tự hào là nhà sản xuất máy ép bùn khung bản dạng tấm và khung chuyên nghiệp tại Việt Nam với đội ngũ kỹ sư tận tình, chuyên nghiệp được đào tạo bài bản nên quý công ty có thể an tâm trong các khâu tư vấn công nghệ, tinh chọn thiết bị cũng như dịch vụ sau bán hàng được chúng tôi thực hiện với sự tập trung và trách nhiệm cao nhất.

Chúng tôi có máy mẫu có thể chạy thử miễn phí trước khi công ty quyết định đầu tư. Hãy liên hệ với Công nghệ Lọc Phương Tây để được giải quyết mọi vấn đề về bùn thải.

THAO TÁC RÁP BĂNG TẢI CHUYỂN BÙN

 

  • Tham khảo thêm về các loại máy ép bùn khung bản  khác tại https://filterpress.com.vn hoặc gọi 0909 796 560 (Ms Trang – Sales Department) để được tư vấn miễn phí và mua hàng với giá ưu đãi nhất!

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *