Tầm quan trọng của xử lý nước thải sinh hoạt và quy trình xử lý

Nước thải sinh hoạt, xử lý nước thải sinh hoạt là khái niệm mà chúng ta được nghẹ hàng ngày trên báo, đài, tivi và các phương tiện thống tin đại chúng. Nước thải sinh hoạt hiểu đơn thuần là nguồn nước thải ra sau quá trình sử dụng của các hoạt động tắm, rửa, vệ sinh, nấu ăn,… của các hộ gia đình, các trường học, bệnh viện, công ty…

Với mật độ dân số ngày càng tăng, lượng nước thải sinh hoạt thải ra hàng ngày ở nước ta, đặc biệt là ở các đô thị đang có chiều hướng gia tăng. Bởi vậy, vấn đề xử lý nước thải nói chung và quy trình xử lý nước thải sinh hoạt đạt chuẩn nói chung hiện đang là một vấn đề nóng cần được quan tâm và có tầm ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều lĩnh vực của xã hội.

 

Nước thải sinh hoạt cần được xử lý để tránh ảnh hưởng tới nguồn nước ngầm tự nhiên

Xem thêm về Vải lọc máy ép bùn khung bản của Mỹ, Thụy Sĩ hiệu suất cao

Tầm quan trọng của việc xử lý nước thải sinh hoạt

Nước thải sinh hoạt là tổng hợp của nhiều nguồn nước thải từ các địa điểm cũng như các hoạt động sinh hoạt khác nhau diễn ra hàng ngày của người dân. Bởi vậy, loại nước thải này thường có nồng độ các chất ô nhiễm cao, cụ thể, nước thải chứa các hóa chất độc hại như chất tẩy rửa, nồng độ thuốc trừ sâu cũng như các hóa chất bảo vệ thực vật khác, các hóa chất, các vi khuẩn, vi sinh vật,… Những chất này được thải ra từ hoạt động sinh hoạt hàng ngày của con người có thể ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường cũng như đến sức khỏe của con người.

Nguồn nước thải sinh hoạt nếu không được xử lý triệt để mà xả thẳng ra môi trường bên ngoài thông qua các hệ thống kênh, mương, ống cống và xả ra sông, ngòi, ao hồ tự nhiên sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới nguồn nước tự nhiên. Không chỉ vậy, nếu nguồn nước thải ngải ngấm vào lòng đất sẽ ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm, con người sử dụng nguồn nước ngầm bị nhiễm các hóa chất, vi khuẩn,..có trong nước thải sinh hoạt sẽ dễ mắc các loại bệnh, đặc biệt là các loại ung thư.

Theo nghiên cứu thực tế, con người sử dụng nguồn nước đã bị ô nhiễm bởi nước thải sinh hoạt sẽ dễ mắc các bệnh cấp và mạn tính như viêm màng kết, tiêu chảy, …Bên cạnh đó, nguồn nước bị nhiễm bẩn do nước thải sinh hoạt sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, các hộ nuôi trồng thủy sản.

Quy trình xử lý nước thải sinh hoạt hiện nay

Với những tác hại của nước thải sinh hoạt, đầu tư xây dựng một quy trình xử lý nước thải sinh hoạt đạt chuẩn là yêu cầu đặt ra cho tất cả các địa phương, các cơ quan.

Trên thực tế, có khả nhiều công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt được áp dụng, mỗi công nghệ đều có những ưu điểm riêng của mình. Tuy vậy, đa phần các công nghệ đều thực hiện xử lý nước thải theo quy trình với các bước cơ bản bao gồm:

Bước 1: Điều hòa lượng và ổn định nồng độ pH ở giá trị thích hợp tao điều kiện cho công đoạn xử lý vi sinh tiếp theo

Bước 2: Xử lý BOD và COD bằng phương pháp oxy hóa sinh học

Bước 3: Loại bỏ các chất lơ lửng, các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt bằng phương pháp cơ học

Bước 4: Loại bỏ hoàn toàn các vi khuẩn có hại bằng phương pháp khử trùng, điều chỉnh pH

Bước 5: Sử dụng máy ép bùn để xử lý lượng bùn thải được thu gom từ nước thải sinh hoạt

Liên hệ đơn vị cung cấp phụ kiện máy ép bùn giá sỉ toàn quốc để có thêm thông tin về máy ép bùn

Cụ thể, quy trình xử lý nước thải sinh hoạt sẽ diễn ra như sau:

Nước thải sinh hoạt bước đầu sẽ được thu gom theo hệ thống kênh, mương, ống cống và dẫn qua hệ thống tách rác để giữ lại những thành phần rác thô, cặn lơ lửng có kích thước lớn để tránh ảnh hưởng đến các bước tiếp theo.

Tiếp đến, nước thải được đưa về bể gom để tập trung nước thải và giữ lại dầu mỡ. Sau đó, nước thải được đưa qua bể điều hòa để trộn đồng đều không khí trên diện tích bể tránh hiện tượng lắng cặn ở bể và điều hòa lưu lượng và nồng độ nước thải. Tiếp đến, nước thải sẽ được bơm lên TB sinh học hiếu khí để phận hủy và chuyển hóa chất hữu cơ trong nước thải thành sinh khối, CO2 và nước. Nước thải sẽ được làm sạch và sinh khối vi sinh vật tăng lên.

Mô tả quy trình xử lý nước thải sinh hoạt cơ bản

Sau đó, nước thải sẽ được đưa qua bể lắng cặn nhằm tách sinh khối vi sinh vật hay còn gọi là bùn sinh học. Bùn tại đây sẽ được lắng xuống đáy bể, nước sẽ chảy tràn bề mặt và theo hệ thống máng thu nước chảy về TB khử trùng.

Cuối cùng, nước thải sẽ được bơm vào các thiết bị lọc áp lực để loại bỏ các hợp chất hữu cơ hòa tan, các nguyên tố dạng vết, những chất khó hoặc không phân giải sinh học. Nước thải đạt độ trong theo tiêu chuẩn sau đó sẽ được xả vào môi trường tiếp nhật. Phần bùn thải sẽ được dẫn về bể chứa bùn và được xử lý tiếp bằng máy ép bùn.

Trên đây là tổng hợp quy trình xử lý nước thải đạt chuẩn cũng như tầm quan trọng của công tác xử lý nước thải sinh hoạt. Để tìm hiểu thêm về ứng dụng máy ép bùn trong xử lý nước thải sinh hoạt, liên hệ Western Filter Technology Co., Ltd.