Nước là một nhu cầu không thể thiếu được đối với các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của người dân. Nước thải sinh hoạt là loại nước sau quá trình sử dụng của người dân đã bị biến đổi về tính chất cũng như thành phần.
Nước thải sinh hoạt là gì?
Nước thải sinh hoạt, nước thải sinh hoạt khu đô thị, khu dân cư hay cách xử lý nước thải sinh hoạt là những khái niệm khá phổ biến hiện nay.
Nước thải sinh hoạt là những loại nước đã biến đổi tính chất, thành phần so với ban đầu
Nước thải sinh hoạt hiểu đơn giản là nước được thải ra sau quá trình sử dụng, phục vụ các hoạt động hàng ngày của con người như tắm, giặt, ăn uống, lau dọn,….Lượng nước thải này đã bị biến đổi nhiều về tính chất cũng như thành phần so với nước ban đầu qua quá trình sử dụng. Bởi vậy, trước khi được đưa ra ngoài môi trường tự nhiên, lượng nước thải này cần được xử lý qua các khâu, trong đó có khẩu ép bùn thải ra khỏi nước thải bằng máy ép bùn
Thành phần của nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt bao gồm nhiều thành phần khác nhau, trong số đó có 52% là các chất hữu cơ và 48% là các chất vô cơ. Bên cạnh đó, trong nước thải sinh hoạt còn có những sinh vật có khả năng gây bệnh cho con người cùng những độc tố của chúng như virut gây bệnh tả, vi khuẩn gây bệnh kiết ly, vi khuẩn gây bệnh thương hàn,…
Các chất vô cơ và hữu cơ có trong nước thải sinh hoạt bao gồm chất rắn lửng lơ, amoni, bod của nước đã lắng, nito tổng, photpho, cod, và dầu mỡ,…
Những quy chuẩn nước thải sinh hoạt hiện này
Hiện nay, tình trạng nước thải sinh hoạt tràn lan, gây ô nhiễm nghiêm trọng tới môi trường cũng như cuộc sống của người dân. Bởi vậy, Bộ Tài Nguyên và Môi Trường đã ban hành quy chuẩn môi trường số 14 quy định về các thông số của các thành phần có trong nước thải sinh hoạt.
Theo đó, nồng độ cho phép của các chất có trong nước thải được quy định cụ thể như sau:
STT | Thông số | Đơn vị | Giá trị | |
A | B | |||
1 | pH | 5 – 9 | 5 – 9 | |
2 | BOD5 (20 0C) | mg/l | 30 | 50 |
3 | Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) | mg/l | 50 | 100 |
4 | Tổng chất rắn hòa tan | mg/l | 500 | 1000 |
5 | Sunfua (tính theo H2S) | mg/l | 1.0 | 4.0 |
6 | Amoni (tính theo N) | mg/l | 5 | 10 |
7 | Nitrat (NO3–)(tính theo N) | mg/l | 30 | 50 |
8 | Dầu mỡ động, thực vật | mg/l | 10 | 20 |
9 | Tổng các chất hoạt động bề mặt | mg/l | 5 | 10 |
10 | Phosphat (PO43-) | mg/l | 6 | 10 |
11 | Tổng Coliforms | MPN/
100 ml |
3000 | 5000 |
Chú thích:
Cột A: Quy định giá trị C của các thông số để làm căn cứ tính toán giá trị tối đa được phép có trong nước thải sinh hoạt
Cột B: Quy định giá trị C của những thông số ô nhiễm làm tiền đề để tính toán giá trị lớn nhất được phép có trong các thành phần của nước thải sinh hoạt
Xử lý nước thải và công nghệ xử lý nước thải hiện nay
Ba phương pháp chủ yếu được áp dụng để xử lý nước thải sinh hoạt hiện nay bao gồm: phương pháp hóa học, phương pháp sinh học và phương pháp hóa lý
Phương pháp hóa học
Xử lý hóa học bao gồm các khâu trung hòa, oxy hóa khử, tạo kết tủa hoặc phản ứng phân hủy các hợp chất độc hại.
Phương pháp sinh học
Cơ sở của phương pháp sinh học chính là khả năng phân hủy các chất hữu cơ và các thành phần ô nhiễm trong nước thải của các vi sinh vật có ích có trong nước thải.
Mô phỏng quá trình xử lý nước thải bằng keo tụ
Phương pháp hóa lý
Phương pháp hóa lý thực chất là các hoạt động như keo tụ, tuyển nổi, đông tụ, hấp phụ, trao đổi ion, thấm lọc ngược và siêu lọc…
Với phương pháp này, hiện nay có khá nhiều thiết bị hỗ trợ trong quá trình lọc nước thải, bùn thải vào thực hiện keo tụ để làm khô bùn thải, từ đó hạn chế được sự ô nhiễm của bùn thải, nước thải sinh hoạt đối với môi trường. Trong số đó có máy ép bùn khung bản – là một trong số những loại máy ép bùn với nhiều ưu điểm được sử dụng rộng rãi..
Xem thêm: Những phụ kiện cho máy ép bùn khung bản