Xử lý và tái sử dụng chất thải ở Việt Nam

     1. Hiện trạng chất thải rắn ở Việt Nam

Tốc độ phát triển mạnh mẽ của quá trình công nghiệp cũng như đô thị hóa nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của con người đã làm ô nhiễm môi trường, gây ra khủng hoảng sinh thái, khoảng 50% trong tổng số chất thải rắn phát sinh, được xử lý bằng phương pháp chôn lắp không có kiểm soát.

Tỷ lệ chất thải rắn được thu hồi để tái chế và sử dụng vào khoảng 15% đến 25%, chủ yếu do những người chuyên bới rác để thu nhặt các phế thải nhựa, giấy, kim loại, thủy tinh… Tỷ lệ thu hồi chất thải rắn từ nguồn phát sinh cho đến tận nơi xử lý là tương đối cao, tuy nhiên hoạt động thu gom chất thải rắn hầu như hoàn toàn tự phát, không được tổ chức và quản lý.

Xử lý chất thải rắn làm phân bón theo công nghệ hiện đại bằng phương pháp ủ lên men hiếu khí mới chỉ có 1 vài cơ sở với tổng công suất xử lý 150 tấn/ngày, chiếm khoảng 1.27% tổng lượng chất thải rắn phát sinh. Xử lý chất thải rắn bằng ủ tự nhiên với công nghệ thô sơ, chỉ xử lý 240 tấn/ngày, chiếm tỷ lệ khoảng 2% tổng lượng chất thải rắn phát sinh. Xử lý bằng phương pháp thiêu đốt có 6 cơ sở, trong đó có 4 lò đốt chất thải y tế, 2 lò đốt chất thài rắn phát sinh trong qua trình sản xuất giày dép, tổng công suất đốt 16 tấn/ngày, chiếm tỷ lệ khoảng 0.14%. Các thiết bị đốt đều được thiết kế và chế tạo trong nước.

Hiện nay trên 20 dự án ở giai đoạn lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng bãi chôn lắp hợp vệ sinh và chế biến chất thải rắn làm phân bón cũng như tái sử dụng chất thải công nghiệp với tổng đầu tư khá lớn. Nếu toàn bộ các dự án này đi vào hoạt động thì tổng công suất xử lý chất thải rắn làm phân bón sẽ lên đến 4.220 tấn/ngày, số chất thải rắn thu gom còn lại đều được chôn lắp hợp vệ sinh. Ngoài ra còn 1 số đô thị, các nhà máy và các khu công nghiệp khác đã có chủ trương cho phép lập dự án các khu chôn lắp chất thải rắn hợp vệ sinh, chế biến rác làm phân bón và các mặt hàng tiêu dùng. Thành phố Hà Nội đã nghiên cứu khả thi dự án đốt chất thải rắn để sản xuất điện năng. Công suất đốt 1 ngày là: 330 tấn chất thải rắn, 755 tấn than, sản xuất ra 50MW điện thương phẩm.

     2. Định hướng công nghệ xử lý chất thải rắn ở Việt Nam đến năm 2020.

Theo chiến lược quản lý chất thải rắn ở các đô thị và các khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ, các phương pháp xử lý chất thải rắn ở Việt Nam được định hướng như ở bảng sau:

    Các phương pháp xử lý                               Tỷ lệ tính theo lượng chất thải %
 Đô thị cấp quốc gia  Đô thị cấp vùng, tỉnh    Đô thị còn lại
1. Chôn lắp tự nhiên               0%               0%            0%
2. Chôn lắp hợp vệ sinh           40 – 50%            60 – 65%          55 – 60%
3.Chế biến làm phân bón           10 – 15%            20 – 25%          25 – 30%
4. Đốt           15 – 20 %              4 – 8%           4 – 5%
5. Các kỹ thuật khác             5 – 10%                4%            4%

Những phương pháp được ứng dụng trong xử lý chất thải rắn.

 

Nguồn: Trung tâm tư vấn chuyển giao công nghệ nước sạch và mội trường

“CÔNG NGHỆ TÁI SỬ DỤNG CHẤT THẢI CÔNG NGHIỆP” – Chủ biên PGS.TSKH Nguyễn Xuân Nguyên

Toàn cảnh ‘núi’ rác khổng lồ Đa Phước phình to sau 2 năm

8 triệu tấn chất thải nhựa đổ ra đại dương mỗi năm

Những ý tưởng… từ tình yêu môi trường

 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *