Bùn thải bia và bùn thải thủy sản là sản phẩm sau cùng trong qui trình xử lý nước thải ở nhà máy bia và chế biến thủy sản, đang là nguồn thải ra môi trường với số lượng ngày càng gia tăng. Lượng bùn thải này chiếm 10% tổng lượng nước thải trong hệ thống xử lý chất thải của các nhà máy sản xuất bia và chế biến thủy sản. Do đó, với hơn 350 cơ sở sản xuất bia trong cả nước thì theo dự kiến của Bộ Công Thương để sản xuất 6 tỉ lít bia cung cấp cho cộng đồng thì lượng bùn thải bia tương ứng là 6 triệu tấn (Fillaudeau et al., 2006; Bộ Công Thương, 2009). Riêng ngành chế biến thủy sản thì theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (2015) năm 2012 cả nước có hơn 429 nhà máy chế biến thủy sản, nếu trung bình một nhà máy thải ra 2 tấn bùn/ngày thì lượng bùn thải ước tính cả nước là 858 tấn/ngày. Theo các nghiên cứu thì bùn thải này có hàm lượng chất hữu cơ cao (Ki et al. (1979); Vriens et al., 1989; Kanagachandran and Jayaratne, 2006; Võ Thị Kiều Thanh và ctv., 2012) nên đã được phép quản lý và thải như nguồn chất thải thường (Võ Phú Đức, 2013). Các nghiên cứu này đánh giá mức độ được phép thải ra môi trường theo quy định của hai nguồn bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải nhà máy bia và chế biến thủy sản, nhưng chưa phân tích đầy đủ chất lượng lý, hóa, sinh từ nguồn bùn thải này để sử dụng trong ủ phân hữu cơ.
Quy trình công nghệ xử lý nước thải sản xuất bia
Do đó, nếu lượng thải ra ngày càng nhiều mà không có phương án sử dụng chất thải hợp lý và kịp thời thì về lâu dài sẽ gây hại đến môi trường (Thomas and Rahman, 2006), thậm chí việc nhà máy để tồn đọng với số lượng lớn này có thể có sự hiện diện một số vi sinh vật (VSV) gây bệnh, từ đó gây hậu quả và ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường đất, nước và sức khỏe cộng đồng (Saviozzi et al., 1994; Thomas and Rahman, 2006). Nguồn chất thải này từ bùn thải bia đã được các nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu để sử dụng trực tiếp cho nhiều mục đích khác nhau như làm thức ăn cho gia cầm (Westendorf and Wohlt, 2002; Zerai et al., 2008), làm phân hữu cơ (Kanagachandran and Jayaratne, 2006), làm giá thể nhân mật số vi sinh vật có lợi và làm chế phẩm sinh học phục vụ cho nông nghiệp (Rebah et al., 2002).
QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI THỦY SẢN
Cả hai nguồn bùn thải bia và bùn thủy sản đều rất phù hợp cho việc tái sử dụng làm phân hữu cơ nhưng hàm lượng dinh dưỡng của nguồn bùn thải từ ngành thủy sản đạt giá trị cao hơn bùn thải bia. Hàm lượng dưỡng chất đa lượng N,P,K của hai nguồn bùn thải đều ở mức khá giàu, giá trị vi lượng và kim loại nặng đều dưới ngưỡng gây hại, thành phần vi sinh vật Salmonella đều phù hợp để nghiên cứu tái sử dụng sản xuất phân hữu cơ.
Tuy nhiên, ẩm độ ban đầu của hai loại bùn thải này tương đối cao nên cần được xử lý, có thể bằng biện pháp sử dụng máy ép bùn để làm giảm ẩm độ hoặc phối trộn thêm với các nguồn vật liệu có ẩm độ thấp để có ẩm độ phù hợp. Trong quá trình sử dụng làm phân bón hữu cơ cần khảo sát tỉ lệ phối trộn phù hợp để có thể sản xuất phân hữu cơ đạt chất lượng theo tiêu chuẩn ngành.
(Nguồn: “ĐẶC TÍNH BÙN THẢI TỪ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỦA NHÀ MÁY SẢN XUẤT BIA VÀ CHẾ BIẾN THỦY SẢN”
Nguyễn Thị Phương, Nguyễn Mỹ Hoa, Đỗ Thị Xuân, Võ Thị Thu Trân và Lâm Ngọc Tuyết
Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ)
Đơn vị doanh nghiệp của khách hàng đang có nhu cầu mua máy ép bùn khung bản mà chưa lựa chọn được đơn vị cung cấp loại máy này. Đến với Western Filter Tech, chúng tôi sẽ giúp khách hàng đưa ra những tiêu chí để có thể lựa chọn cho mình được chiếc máy ép bùn chất lượng cao với các phụ kiện chính hãng, đồng thời được lắp đặt và bảo hành trong quá trình sử dụng giúp cho đơn vị khách hàng tiết kiệm tối đa nguồn chi phí.
Western Filter Technology Co., Ltd hiện là đơn vị chuyên cung cấp và phân phối máy ép bùn uy tín nhất trên thị trường hiện nay.
Điện thoại: 08.66825077 – Fax: 08.822531094
Địa chỉ: Tầng 5, Toà nhà số 7-9- 11 Trần Xuân Hòa, Quận 5, Tp.HCM
Website: https://filterpress.com.vn